Lớp YA, đại học Y-Dược Huế


Join the forum, it's quick and easy

Lớp YA, đại học Y-Dược Huế
Lớp YA, đại học Y-Dược Huế
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Để lớp thân thiết hơn
by giotnang Wed Jun 01, 2011 3:02 pm

» thông điêp yêu thương
by gumihotn Sun May 29, 2011 10:41 pm

» Nổi đâu (một bài hát rất ý nghĩa)
by jin_pyn Tue May 17, 2011 6:51 pm

» bài giảng hệ thần kinh trung ương
by Admin Thu Apr 28, 2011 10:43 pm

» Cách tính sai số
by CrystalTear Thu Mar 24, 2011 6:01 pm

» NHUNG LOI NOI XUAT PHAT TU TRAI TIM
by diuyd Sun Mar 06, 2011 3:05 pm

» bài giảng giải phẫu cơ chi trên, chi dưới của Phạm Đăng Diệu [rất hay]
by diuyd Sun Mar 06, 2011 2:50 pm

» vui cùng câu chuyên Nước mắm hâm
by gianggiangonline Fri Feb 25, 2011 3:09 pm

» CHUAN BI CHO DAU NAM
by trumnbk Wed Feb 09, 2011 10:13 am

» Lời chúc cuối năm của admin
by Admin Wed Jan 26, 2011 10:13 pm

Top posters
Admin (54)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
hellboy (48)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
^.^ CHÂU LOAN ~.~ (36)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
trumnbk (10)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
CrystalTear (8)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
jin_pyn (5)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
giotnang (3)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
diuyd (3)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
loptruong (3)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 
gianggiangonline (2)
Áp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_lcapÁp lực thi cử năm cuối cấp I_voting_barÁp lực thi cử năm cuối cấp I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Áp lực thi cử năm cuối cấp

Go down

Áp lực thi cử năm cuối cấp Empty Áp lực thi cử năm cuối cấp

Bài gửi by hellboy Tue Nov 09, 2010 4:40 pm

ÁP LỰC CỦA KÌ THI CUỐI CẤP 12

Nguyên nhân:
Áp lực thi cử năm cuối cấp T92501
Lứa tuổi thanh thiếu niên với những đặc điểm tâm sinh lý đang thay đổi và phát triển rất nhanh, do đó các yếu tố tâm lý dẫn tới những sang chấn rất đa dạng. Tuy nhiên, chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn bạn đồng lứa, các khó khăn trong học tập... Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý ở thanh thiếu niên, đặc biệt hiện nay nó là nguyên nhân quan trọng gây nên những sang chấn tâm lý, có thể là các rối loạn tâm thần ở trẻ, đó là áp lực học hành, thi cử, nhất là các em cuối cấp và chuẩn bị thi đại học.

Khi vào cấp 3, đa số các em có những ước mơ và hoài bão phải thi đậu vào các trường đại học mà các em mong ước. Chính điều đó làm các em phấn đấu rất nhiều cho kỳ thi của mình. Điều đó đã tạo nên áp lực tâm lý đối với các em. Bên cạnh đó, một số phụ huynh vì uy tín gia đình, sự hãnh diện với làng xóm, khu phố đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào các em. Điều này càng tạo cho các em những áp lực rất lớn là phải thi đậu đại học. Hằng năm, sau mỗi kỳ thi đại học, các trung tâm tham vấn tâm lý lại tiếp nhận nhiều em có biểu hiện chán chường, căng thẳng, có ý tưởng và hành vi tự sát.các cháu chịu áp lực nhiều quá trong cái sự học, không chỉ các năm cuối cấp, mà gần như từ năm học mẫu giáo đến suốt tuổi học trò. Ai gây áp lực? Người phải kể đến đầu tiên chính là cha mẹ các cháu. Động cơ của các bậc cha mẹ hầu hết đều xuất phát từ ham muốn con mình phải đua chen được với con thiên hạ, phải "không được kém anh kém em". Động cơ thực ra rất "chính đáng" đó đã vô tình tạo nên những áp lực ngày càng nặng nề, căng thẳng đối với sự học của con trẻ!

Bên cạnh đó, nhiều em không có phương pháp học tập đúng, học ngày học đêm, đã dẫn đến căng thẳng, stress. Nhiều em rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh và stress kéo dài, khi đã hoàn thành kỳ thi.
Hậu quả:
Áp lực thi cử năm cuối cấp CacRoiLoanTamThanOTreViThanhNien

Nhiều bậc cha mẹ rất sợ phải đối mặt với việc con thi trượt đại học và đã thể hiện sự thất vọng của mình bằng những lời nói, hành động thiếu suy nghĩ. Mỗi năm, cả nước có hàng triệu thí sinh dự thi đại học, nhưng do chỉ tiêu tuyển thấp hơn số lượng thí sinh rất nhiều nên ngoài sức học, còn khá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới một cuộc thi, đúng như câu nói xưa: "học tài, thi phận". Vì thế nếu con thi trượt, thái độ của cha mẹ là một áp lực rất lớn đối với các em.

Trường hợp đầu tiên là một thí sinh ở huyện Định Quán, Đồng Nai, tự tử vì trượt tốt nghiệp trung học phổ thông. Những dòng thư để lại cho biết em thực sự thất vọng vì điểm thi không đạt như mong muốn và rất bức xúc trước thái độ và hành vi ác cảm của mọi người trong gia đình. Em quyết định tự tử để giải tỏa tâm lý, chạy trốn những áp lực sau kỳ thi. Một trường hợp khác, chỉ vì nhận được thông tin kết quả thi tốt nghiệp thiếu 0,5 điểm mà một học sinh ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai cũng đã uống thuốc sâu. Rồi tới một học sinh giỏi của Trường THPT Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy sau khi thấy mình làm bài thi đại học chưa tốt.

Chưa đến mức tự tử, nhưng rất nhiều sĩ tử hằng ngày vẫn phải gồng mình đối phó với những sức ép từ gia đình, bạn bè, từ kết quả thi đại học sắp tới. Không ít em bị stress, căng thẳng nặng nề. Một thí sinh Trường ĐH Mỏ địa chất do tự lượng được sức mình không đáp ứng nổi kỳ thi, nhưng bị bố mẹ bắt ép phải dự thi, nên sau khi không làm được bài đã có hành vi cố tình lôi điện thoại di động ra gọi cho giám thị nhìn thấy để bị đuổi.


N.H.D. (20 tuổi, Hồng Bàng, Hải Phòng) thì chia sẻ trong ấm ức: “Cả nhà em có truyền thống học trên đại học, duy chỉ có em là thi đại học 2 năm vẫn trượt “vỏ chuối”. Em rất nản và ức chế mỗi khi nghĩ đến việc thi tiếp, nhưng gia đình bắt em phải tiếp tục ôn thi lại, chừng nào đỗ mới thôi”. Cậu cũng cho biết, kỳ thi đại học lần ba này chắc là sẽ trượt tiếp. “Em phải làm sao đây, có ở hoàn cảnh này em mới hiểu vì sao lại có những cái chết để giải thoát khỏi ước mơ đại học”.

Theo các chuyên gia tâm lý, do căng thẳng vì nhiều áp lực, sau khi thi nhiều sĩ tử có những biểu hiện rối loạn tâm thần, biểu hiện lâm sàng như: buồn rầu, lo lắng luôn cảm thấy bất an... Nếu biết kết quả trượt, nhiều em sẽ có biểu hiện tâm thần nặng hơn như: nói nhảm, ngại tiếp xúc với mọi người, hằn học, gắt gỏng với người thân, có nhiều biểu hiện chán sống, tự làm đau bản thân... Nếu người thân không quan tâm, chia sẻ, các em sẽ có suy nghĩ và hành vi tự sát.

Giải pháp:
Áp lực thi cử năm cuối cấp Hoc%20nhieu(1)
“Sức đề kháng” trước những thất bại


Để tránh những kết cục bi thảm như trên, các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, cha mẹ phải có một cái nhìn thoáng hơn và giúp cho con hiểu rằng, đại học không phải là con đường duy nhất. Trong xã hội có nhiều tấm gương những người thành đạt dù không có bằng đại học. Cha mẹ phải cùng con nhận ra rằng liệu con có đủ khả năng để thi đại học hay không. Nếu biết được con không thể thi đỗ thì hãy chấp nhận và khuyến khích con bước vào đời bằng những con đường khác nhau như học nghề, học trung cấp, cao đẳng và sau đó học tiếp lên... Cha mẹ phải cùng con hoạch định những phương án khác nhau, để khi đối mặt với thất bại, các em đỡ bỡ ngỡ, hẫng hụt.
Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Minh Thức (Giảng viên Trường ĐH Sĩ quan Lục quân 2) cho rằng: “Muốn các em vượt qua được những thất bại thì cha mẹ hãy tập cho con mình từng bước đối mặt ngay với những khó khăn, thất bại trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt hình thành cho con những kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn nhất, như vậy sau này các em mới vững vàng để vượt qua được thất bại ở hoàn cảnh khác nhau”.
Cũng theo ông, trong quá trình nuôi dạy con, các bậc phụ huynh cần chú ý tới việc giáo dục bản lĩnh tự tin để trẻ vững vàng đối mặt với sóng gió cuộc đời. Trang bị cho con kỹ năng sống để nâng cao “sức đề kháng”, giúp con thích ứng với stress. Chẳng hạn dạy con biết được vị trí của mình ở đâu để đặt ra mục tiêu cho phù hợp. Tránh áp đặt, yêu cầu quá cao cho con, bởi không ít những học sinh khá và giỏi vẫn sẽ trượt đại học.
Ở lứa tuổi thi đại học, suy nghĩ và hành động của nhiều em nói chung còn khá bồng bột, non nớt, với những em đó, dường như thế giới này chỉ có mỗi cánh cửa thi đại học, mà không nhìn ra những thời cơ khác. Các bậc phụ huynh phải bình tâm chỉ ra cho con nhiều hướng giải quyết, nếu không làm được cần nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý giúp đỡ. Cũng phải nói thêm rằng, gặp các bác sĩ tâm lý là một việc làm hết sức bình thường ở nhiều quốc gia trên thế giới, họ có thể phân tích và đưa ra nhiều hướng mở cho những người bế tắc, chứ không phải gặp cứ gặp bác sĩ là “có bệnh tâm thần” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho các em. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, giúp bồi bổ trí nhớ, ổn định tâm lý, tránh căng thẳng. Dù có đặt nhiều kỳ vọng vào các em, nhưng cũng đừng bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của mình, vì sẽ tạo thêm áp lực đối với các em. Cần động viên, khuyến khích các em, không nên đặt ra chỉ tiêu không phù hợp với khả năng của các em.
Song song với việc học, các em cần tham gia các hoạt động thể thao mà mình ưa thích sẽ giúp thoải mái về tinh thần và ôn luyện tốt hơn. Không học quá khuya. Nên học một cách thoải mái nhất. Nên có cách chế ngự stress phù hợp, ví dụ có thể tập một bài tập luyện thở, tập vài động tác yoga, chuẩn bị một số bài tập thể thao ngay tại phòng, để khi học căng thẳng, các em có thể thực hiện ngay các động tác đơn giản đó để chế ngự stress...
hellboy
hellboy
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 15/10/2010
Age : 32
Đến từ : Y1A

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết